Những lợi ích sức khỏe không ngờ từ cây hoa súng | Sen Vô Ưu

Hoa súng là một loài cây thủy sinh có mặt trong nhiều khu vườn nước, ao hồ, mang lại vẻ đẹp thanh bình và thư thái. Không chỉ đóng vai trò trang trí cảnh quan, cây hoa súng còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như ẩm thực.

Xem nhanh

1. Đặc điểm của cây hoa súng

2. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của hoa súng đối với sức khỏe

3. Những món ăn được chế biến từ cây hoa súng

4. Bài Thuốc Dân Gian Từ Cây Hoa Súng

⭐⭐⭐⭐⭐

1. Đặc điểm của cây hoa súng

Hoa súng (Water Lily) thuộc họ Nymphaeaceae, sinh trưởng trong môi trường nước tĩnh như ao, hồ, đầm lầy. Hoa súng có nhiều màu sắc đa dạng, từ trắng, hồng, tím đến đỏ, vàng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Loài hoa này thường nở vào ban ngày, khép lại khi chiều tối, mang lại không gian thư giãn và yên bình.

Cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại xem hoa súng là biểu tượng của Thái Dương và Tái Sinh, được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, ẩm thực và làm đẹp. Hoa súng ngoài làm trà cũng được ngâm cùng rượu, thức uống này từ lâu được ví như Viagra.

2. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của hoa súng đối với sức khỏe

- Hoa súng được ví như Viagra tự nhiên, được sử dụng trong điều trị chứng bất lực, yếu sinh lý, giảm ham muốn ở cả nam giới và nữ giới. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, trong hoa súng giàu Nuciferine C19 H21 NO2 – đây là dạng Alkaloid được sử dụng trong lĩnh vực y tế.

- Bên cạnh đó, hoa súng còn chứa nhiều chất như: Apomorphine C17-H17-NO2, Phytosterol, Bioflavonoids, Phosphodiesterase, Glucose, Fructose, Sucrose, Mannitol, Raffinose, Amino axit, Axit Galacturonic. Những chất trên có tác dụng đối với sức khỏe con người cụ thể như sau:

  • Giúp thư giãn và giảm căng thẳng: Hương thơm nhẹ nhàng từ hoa súng có thể giúp giảm stress, mang lại cảm giác thư giãn và thanh tịnh. Đặc biệt, trong không gian có hoa súng, con người cảm thấy yên tĩnh và dễ tập trung hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Các chiết xuất từ cây hoa súng, đặc biệt là củ và lá, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Làm dịu hệ thần kinh: Hoa súng chứa các hợp chất giúp làm dịu thần kinh, giúp giảm tình trạng lo âu, mất ngủ. Một số bài thuốc sử dụng lá hoặc hoa để pha thành nước uống giúp thư giãn, cải thiện giấc ngủ.
  • Kháng viêm và làm lành vết thương: Các chiết xuất từ hoa súng được sử dụng trong y học cổ truyền để làm dịu viêm nhiễm và hỗ trợ làm lành vết thương ngoài da.
  • Điều trị bệnh Parkinson, tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, đường tiểu bị rối loạn, mất ngủ, tiểu đường
  • Ngoài ra, hoạt chất được lấy từ lá hay cọng súng có thể chữa bệnh gan. Làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ trong máu hiệu quả

3. Những món ăn được chế biến từ cây hoa súng

Cây hoa súng không chỉ đẹp mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, đặc biệt là phần củ và thân:

  • Gỏi ngó, bông súng: Món gỏi từ thân cây hoa súng giòn giòn, kết hợp với các loại rau thơm, nước chấm chua ngọt, tạo nên món ăn tươi mát, thanh đạm.
  • Canh chua ngó súng: Ngó súng thường được dùng trong các món canh chua, mang lại hương vị thanh mát, phù hợp với những ngày nắng nóng.
  • Củ súng nấu hầm: Củ hoa súng chứa nhiều dưỡng chất, thường được dùng để nấu canh hầm với xương, thịt, hoặc cá, tạo nên món ăn bổ dưỡng, giúp thanh nhiệt và bồi bổ cơ thể.
  • Làm rau sống: Người dân Nam Bộ thường dùng bông súng để làm rau sống nhúng lẩu hoặc cuốn gỏi. Họ tước vỏ, bẻ khúc sau đó dùng dao chẻ mỏng cọng súng ra để làm thành món rau ghém. Món này chấm với mắm nêm rất tuyệt.
  • Bông súng xào: Đây là món ăn khá đơn giản nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạn lột vỏ cọng bông súng sau đó luộc hoặc xào chung với thịt bò, thịt bê hoặc chỉ xào với tỏi, hành phi cũng rất ngon.

4. Bài Thuốc Dân Gian Từ Cây Hoa Súng

Trong y học cổ truyền, cây hoa súng được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả:

  • Chữa mất ngủ: Lá và hoa của cây súng được sử dụng để làm trà hoặc nấu nước uống giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Trị các bệnh về tiêu hóa: Nước nấu từ củ hoa súng được dùng trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Củ hoa súng có tính kháng viêm, giúp làm dịu các vết thương ngoài da, điều trị mụn nhọt và các bệnh viêm nhiễm nhẹ.
  • Chữa đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều: nấu hoa súng khoảng 30 – 40g hoặc sấy khô, tán bột uống mỗi ngày từ 10 – 20g. Bài thuốc này có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Nam giới bị di tinh, trẻ em bị co giật.
  • Điều trị di tinh, khí hư: Dùng củ súng, kim anh (bỏ lớp hạt quả ở trong), chỉ lấy lớp vỏ bao bọc quả ở ngoài. Đốt cho sạch lông gai, giúp chúng giòn hơn. Tán bột uống mỗi ngày từ 15 – 20g để chữa chứng di tinh ở nam giới và khí hư nhiều ở nữ.
  • Chữa suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm: Dùng 400g củ súng và 800g củ mài luộc chín, bóc vỏ. Sau đó, phơi khô chúng và tán nhuyễn. Mỗi lần dùng khoảng 10g để nấu thành cháo ăn hàng ngày.
  • Giải cảm: nấu chè bằng củ súng để ăn giúp giải cảm hiệu quả.

5. Kết Luận

Cây hoa súng không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe và đời sống hàng ngày. Với sự kết hợp hài hòa giữa tác dụng dược liệu và ẩm thực, hoa súng là loài cây không thể thiếu trong vườn nhà, ao hồ hay các khu vực sinh thái. Việc trồng và sử dụng cây hoa súng trong đời sống không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn mang lại không gian yên bình, thư thái.

(Sen Vô Ưu tổng hợp)

VÔ ƯU - CHUYÊN CUNG CẤP SỈ LẺ:

Hoa sen – hoa súng

Giống hoa sen – hoa súng

Trà hoa sen – trà hoa các loại

Thực phẩm sen các loại

__________________

☎ Hotline: 0944484446

📱MXH: Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter | Instagram

📍Địa chỉ: 10/28/31 Xuân Diệu - Tây Hồ - Hà Nội

🌐 Website: www.vouu.vn

Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
Gửi bình luận của bạn: